Cửa nhựa lõi thép hay còn gọi là cửa nhựa upvc bên trong được gia cố kèm lõi thép được mạ kẽm chống gỉ và phụ kiện đồng bộ đi kèm để tạo sự chắc chắn cho cấu trúc thanh profile. Thanh profile uPVC có cấu trúc dạng hộp, chia thành nhiều khoang rỗng, đặc biệt có lắp lõi thép gia cường  bên trong để tăng khả năng chịu lực cho bộ cửa, kết hợp với hệ gioăng kép và hộp kính được bơm khí trơ đảm bảo độ kín khít cao, có tính cách âm, cách nhiệt tốt. Với những tính năng trên cửa nhựa lõi thép đang là xu hướng và là sản phẩm mang tính thời đại đối với ngành xây dựng trên toàn thế giới

Nhờ các tính năng, lợi ích vượt trội và khả năng hoà hợp với nhiều phong cách kiến trúc, cửa nhựa lõi thép uPVC đã nhanh chóng phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Khác với các loại cửa nhôm, cửa gỗ thông thường chỉ có tác dụng che mưa, che nắng, dễ cong vênh và dễ bị biến dạng, cửa nhựa uPVC lại có những tính năng vượt trội nhờ có cấu tạo đặc biệt nên rất chắc chắn.

Cấu tạo cửa nhựa uPVC bao gồm:

– Thanh nhựa Upvc hay còn gọi là thanh Profile: được nhập từ Trung Quốc và châu Âu, một số sản xuất tại Việt Nam.

Một số thanh Profile được sử dụng nhiều trên thị trường Việt Nam gồm có: Sparlee, Euro, Builex, Shide…

– Lõi thép gia cường: được định hình tương thích với các khoang trống của thanh nhựa Profile, có độ dày từ 1 – 1,8 ly. Độ dày lõi thép liên quan tới sự vững chắc của thanh nhựa cũng như bắn giữ phụ kiện. Các thanh thép này được mạ kẽm để tránh gỉ sét.

– Bộ phụ kiện bao gồm: bản lề, tay nắm, khóa chốt… Tùy loại cửa mà có phụ kiện đi kèm khác nhau. Phụ kiện cũng có nhiều hãng như: Roto, Winkhau, GU, GQ… Giá cả phụ thuộc vào xuất xứ và thương hiệu.Các phụ kiện thường không đi liền với cửa.

– Gioăng cao su: có tác dụng làm tăng độ kín khít, ngăn nước mưa, đảm bảo cách âm, cách nhiệt.

– Kính: Kính phải có xuất xứ từ nhà máy mới đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng, các loại kính sản xuất thủ công chất lượng không được kiểm định. Tùy theo kiểu cách và khả năng tài chính, khách hàng có thể lựa chọn một trong các loại kính sau:

+ Kính thường: độ dày 5mm, 8mm, 10mm, 12mm.

+ Kính hộp: độ dày 5 – 9 -5mm, 6 -12 -6mm.( kính hai lớp, ở giữa được bơm khí trơ nhằm tăng độ cách âm, cách nhiệt ).

+ Kính cường lực: độ dày 5mm, 8mm, 10mm, 12mm… ( kính được tôi với nhiệt độ cao làm cho kính cứng hơn kính thường rất nhiều, khi vỡ kính sẽ vỡ vụn (như hạt ngô) không gây sát thương, để phân biệt với kính thường thì bặt buộc các nhà máy phải có tem kính temper ở góc của kính ).